image banner

anh tin bai





anh tin bai

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

 

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lễ hội truyền thống làng Hồ Sen
Lượt xem: 1515

Ngày 10/3/2024, tức ngày 1/2 âm lịch, Thôn Hồ Sen, xã Vĩnh Hào đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Xuân Giáp Thìn – 2024, sau hơn 20 bị gián đoạn.

 

anh tin bai
anh tin bai

Các đại biểu và Nhân dân về dự lễ hội

Về dự khai mạc lễ hội có lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện; nhà sử học Bùi Văn Tam; lãnh đạo Đảng, chính quyền, trưởng các ban ngành, đoàn thể địa phương, đại diện các thôn trong xã, con em xa quê, cùng đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài thôn.

 

anh tin bai
 

Lãnh đạo UBND xã Vĩnh Hào khai mạc lễ hội

Thôn Hồ Sen là một làng cổ xưa, mang nét văn hóa chung với các làng xã Việt Nam, nhưng cũng có nét văn hóa riêng, độc đáo do chính người Hồ Sen qua nhiều thế hệ tạo dựng nên, mang tính nhân văn sâu sắc, nhiều nét đẹp còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Trong đó, Lễ hội truyền thống của làng đã có cách đây hàng trăm năm. Lễ hội được tổ chức tại Khu dích tích lịch sử đền - chùa làng. Đây cũng là dinh sở cũ của tướng quân Cao Mang - người đã có công giúp nhà Lý đánh đuổi giặc ngoại bang giữ yên bờ cõi đất nước. Theo sử sách, thần Cao Mang quê ở làng Tống Thanh, huyện Đường Hào, Phủ Hồng Châu nay thuộc tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm Nhâm Thìn 1052 đời Lý Thánh Tông, năm 1071 Ông vào kinh thi tài được vua khen ngợi vì hơn người, ông được cử giữ chức đô thiên giám sát. Ông đi kinh lý các miền, về đến Hồ Liễn nay là thôn Hồ Sen thấy đất đẹp, nên lập dinh sở, biến thành nơi thực ấp, điền trang, xin vua ở lại đó dạy dân làm ăn cày cấy, trồng dâu nuôi tằm. Khi có giặc ngoại xâm xâm phạm vùng châu hoan thuộc tỉnh Nghệ An ngày nay, vua triệu ông về triều, phong là Chinh Tây Đại Tướng Quân đem binh đi đánh giặc. Ông đem theo 32 vị gia thần của làng Hồ Sen đi ra trận. Quân giặc thua chạy, ông về báo ân vua, được vua ban thưởng. Ông đưa quân về làng khao thưởng. Ông mất vào ngày 10/10 cùng năm. Sau khi mất, ông được Nhà Vua các triều đại phong kiến tặng 30 sắc phong để ghi nhận công lao của ông với đất nước.  Hiện nay, tại Đền thôn Hồ Sen vẫn giữ được một số sắc phong của các Triều đại phong kiến tặng cho tướng quân Cao Mang.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, làng Hồ Sen đã có các bậc danh tướng giúp Nhà Vua đánh đuổi quân xâm lược giữ yên bờ cõi. Tiêu biểu như ông Đặng Tuấn Lương lấy công chúa nhà Mạc, giữ ấn tướng quân, chinh phạt có công, đem thân vì nước. Ông là một bậc trung thần nhà Mạc. Khi mất, ông được án táng tại sứ Đông Sật của làng. Ngày nay khu mộ của ông, nhân dân đã chỉnh trang, tu sửa để hằng năm nhang khói, phụng thờ. Theo lịch sử của làng còn lưu giữ, từ khu lăng mộ của ngài đã xuất hiện nhiều điều linh ứng và đây cũng là tiền thân của việc đánh chiêng trống theo nhịp cốc, tồng, bi, boong mà không phải nơi nào cũng có. Để đền đáp công lao to lớn của ông, vào cuối thế kỷ 16, Nhân dân đã lập đền thờ ông ở phía tây làng, song song với ngôi đền tướng quân Cao Mang được xây dựng năm 1440. Bên cạnh ngôi đền thờ hai vị tướng quân, làng Hồ Sen có ngôi chùa Chung Linh Tự được xây dựng vào năm Quý Dậu 1693, đời vua Lê Hy Tông. Chùa có kiến trúc đẹp, cổ kính, làm theo hình chữ Đinh, phật điện 3 gian dọc, tiền đường ba gian nhỏ, mang đậm nét kiến trúc đời Lê. Nghệ thuật chạm khắc ở chùa có nhiều nét tương đồng với ngôi đền thờ tướng quân Cao Mang.

 

 
anh tin bai
anh tin bai

Các đại biểu về dự và dâng hương tại Lễ hội

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đền - Chùa làng Hồ Sen còn là nơi hội họp, luyện tập quân sự của du kích cơ sở, bí mật nuôi dấu cán bộ, là nơi tổ chức các lớp Bình dân học vụ, nơi hội họp của tổ chức Nông hội xã Vĩnh Hào. Ngoài ra, Nhân dân làng Hồ Sen đã đóng góp nhiều công sức cùng cả nước giành độc lập tự do, thống nhất tổ quốc. Trải qua từng giai đoạn lịch sử, Đền – Chùa làng Hồ Sen với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, năm 1998 đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm nhân dân trong làng vẫn tổ chức lễ kỳ phúc để nhang khói phụng thờ, cũng là để giáo dục các thế hệ người làng Hồ Sen về các bậc tiền nhân của làng đã lập làng, giữ làng và phát triển làng qua từng giai đoạn lịch sử.

 

anh tin bai

Toàn cảnh khu di tích Đền – Chùa làng Hồ Sen

Phát huy truyền thống của làng quê, trong những năm qua, chi bộ và nhân dân làng Hồ Sen đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu giành  thắng lợi trên các lĩnh vực Kinh tế - văn hoá - xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các công trình phúc lợi công cộng, công trình tâm linh được đầu tư xây dựng bằng sự đóng góp của Nhân dân và sự hỗ trợ của con em xa quê như: Nhà văn hóa, Đền, Chùa, Hồ của Làng, sân vui chơi thể thao của thanh thiếu niên, đường giao thông, hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư, đường bê tông nội đồng, với tổng trị giá hàng chục tỉ đồng. Nhiều ngôi nhà cao tầng mới được xây, 12 ngôi từ đường của các dòng họ được xây dựng bề thế. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mua Ô tô, máy cày, máy cấy, máy gặt để tăng hiệu quả lao động sản xuất. Hệ thống điện chiếu sáng đường làng ngõ xóm, sân Đền được trang bị mới, góp phần làm cho làng quê Hồ Sen thêm trù phú, văn minh.

 

anh tin bai

Tiết mục Trống hội khai mạc Lễ hội truyền thống làng Hồ Sen

 

anh tin bai
anh tin bai

Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội

Nhân dân trong làng đoàn kết sống cởi mở chan hoà, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền địa phương. Truyền thống hiếu học trong nhiều năm qua được con em duy trì và phát huy, có nhiều học sinh chăm ngoan học giỏi. Hiện trong làng có 1 phó giáo sư, 3 tiến sỹ, 36 thạc sỹ và nhiều người thành đạt ở nhiều lĩnh vực, đang công tác trên khắp mọi miền đất nước. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ. Làng có đội thể dục dưỡng sinh của các cụ cao tuổi, đội bóng đá, bóng chuyền của thanh thiếu niên, các đội múa dân vũ của phụ nữ.

Để lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng quê, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, Lễ hội truyền thống Xuân Giáp Thìn 2024 của làng Hồ Sen được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 9 đến ngày 11/3, với nhiều hoạt động phong phú, thu hút các tầng lớp Nhân dân trong thôn tham gia. Trong đó, phần lễ gồm có rước lễ, rước thánh, rước đức ông, Lễ mật đảo, Tế trạch Nhật, lễ nhập tích, lễ cầu bình an, tế nam, tế nữ...; phần hội gồm có múa sư tử, múa lân, giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian, như kéo co, thi đấu bóng chuyền, thi nghề truyền thống..Nét tiêu biểu trong Lễ hội truyền thống của làng Hồ Sen đó là nghi lễ cáo lão (nghi lễ dành cho các cụ tuổi tròn từ 60 trở lên). Gia đình có người tuổi tròn từ 60 trở lên sắm lễ vật, gồm có sôi, gà, hoa quả được chuẩn bị công phu, trang trí đẹp mắt dâng lên lễ phật với mong muốn khỏe mạnh, bình an, trường thọ.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Một số hình ảnh đoàn rước tại Lễ hội

Lễ hội truyền thống làng Hồ Sen, xã Vĩnh Hào đã được tổ chức sau nhiều năm bị gián đoạn là dịp để nhiều người con quê hương đang công tác, làm ăn ở xa cũng về dự hội, góp công góp sức tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa của địa phương ngày một khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân. Đây cũng là dịp góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của quê hương, gắn kết tình làng nghĩa xóm, động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc.

P/v: Hải Vân – Trung tâm VH – TT&TT huyện

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Cơ quan chủ quản: UBND XÃ VĨNH HÀO
Địa chỉ : UBND Xã Vĩnh Hào - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định
Email: xavinhhao.vbn@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang